Đặc Điểm Của Các Loại Vật Liệu Làm Trần Nhà Hiện Nay 2024

Các loại vật liệu làm trần nhà hiện nay rất đa dạng, mỗi loại có những ưu điểm và nhược điểm riêng về độ bền, tính thẩm mỹ và giá cả. Nhiều gia chủ đang phân vân chưa biết chọn loại vật liệu nào cho phù hợp với gia đình. Những phân tích về ưu nhược điểm của các loại vật liệu làm trần nhà dưới đây của Luca Group sẽ phần nào giải đáp được thắc mắc trên cho bạn. Cùng tìm hiểu nhé!

1. Vật Liệu Làm Trần Nhà Thạch Cao

Sử dụng thạch cao làm trần nhà trở thành trào lưu được nhiều gia chủ lựa chọn. Loại vật liệu này sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật như trọng lượng nhẹ, dễ thi công tạo hình, phù hợp với mọi không gian nhà ở. Đặc biệt, trần nhà thạch cao cũng có khả năng chống ẩm, chống thẩm và cách âm tốt. Do đó, thạch cao được ứng dụng rộng rãi trong thi công trần nhà ở nhiều văn phòng, nhà hàng, siêu thị, chung cư, nhà ở…

Sử Dụng Thạch Cao là Vật Liệu Làm Trần Nhà Trở Thanh Trào Lưu Hiện Nay
Sử Dụng Thạch Cao là Vật Liệu Làm Trần Nhà Trở Thanh Trào Lưu Hiện Nay

Có hai kiểu làm trần nhà thạch cao:

Trần thạch cao nổi: sử dụng hệ thống khung lộ, các đường ghép tấm thạch cao ẩn sau phần khung nên dễ thi công, bảo trì và xử lý các mối nối.

Trần thạch cao chìm: giúp che đi phần dầm, xà của trần, đáp ứng nhu cầu về thẩm mỹ cho không gian. Trần chìm có khung trần riêng biệt nên kết hợp với đèn, hoa văn trang trí rất thuận lợi.

2. Vật Liệu Làm Trần Nhà Bằng Gỗ

Gỗ là vật liệu quen thuộc và cực kỳ phổ biến trong đời sống. Ngoài được sử dụng làm nội thất, nó cũng được ứng dụng để làm trần nhà giúp mang lại giá trị thẩm mỹ rất cao cho ngôi nhà.

Sử Dụng Gỗ Là Vật Liệu Làm Trần Nhà
Sử Dụng Gỗ Là Vật Liệu Làm Trần Nhà

Màu vàng vân gỗ đặc trưng với mức độ đậm nhạt khác nhau kết hợp cùng với nội thất bằng gỗ tạo sự thống nhất cho không gian chung. So với thạch cao, gỗ có trọng lượng nặng hơn nên việc xử lý trụ nhà rất quan trọng để đảm bảo không ảnh hưởng đến kết cấu và khả năng chịu lực của móng nhà. Dùng gỗ có thể khắc phục được những khuyết điểm của trần nhà, độ bền cao nhưng dễ bị cong vênh nếu nhiệt độ trong phòng luôn duy trì ở mức cao. Hơn nữa, chi phí để thi công trần gỗ cũng khá cao nên gia chủ cần cân nhắc nguồn tài chính phù hợp.

3. Tấm Trần Nhựa Là Vật Liệu Làm Trần Nhà Ưa Chuộng Hiện Nay

Sở hữu nhiều ưu điểm như nhẹ, đa dạng mẫu mã, giá thành rẻ, thi công lắp đặt dễ dàng, tấm trần nhựa ngày càng được sử dụng phổ biến hơn. Loại nhựa được dùng làm trần là PVC có khả năng cách nhiệt, chống thấm, hạn chế tình trạng ngưng đọng nước gây ẩm mốc. Tuy nhiên, trần nhà dùng tấm nhựa có tính thẩm mỹ không cao so với thạch cao và gỗ. Tuy nhiên, chi phí thi công lại phù hợp với nhiều đối tượng hộ gia đình có mức tài chính vừa phải nên chúng vẫn rất được ưa chuộng.

Tấm Trần Nhựa Là Vật Liệu Làm Trần Nhà Được Ưa Chuộng Hiện Nay
Tấm Trần Nhựa Là Vật Liệu Làm Trần Nhà Được Ưa Chuộng Hiện Nay

4. Trần Nhà Bằng Tôn

Dùng tôn làm trần nhà không còn xa lạ với nhiều người. Hai loại tôn được sử dụng nhiều nhất là tôn giả vân gỗ hoặc trần tôn 3 lớp. Tôn được dùng cho thiết kế trần nhà dân dụng, các tòa nhà cao ốc, văn phòng công ty… Trần nhà bằng tôn sở hữu những ưu điểm như độ bền cao, chống thấm, cách nhiệt và chống ăn mòn cực tốt.

Sử Dụng Tôn Là Vật Liệu Làm Trần Nhà Có Độ Bền Cao
Sử Dụng Tôn Là Vật Liệu Làm Trần Nhà Có Độ Bền Cao

5. Tấm Trần Xi Măng Vân Gỗ

Đây là loại vật liệu mới được du nhập vào nước ta và hứa hẹn sẽ thay thế một số vật liệu làm trần truyền thống. Bề mặt của tấm trần được gia công tinh tế, độc đáo. Nó không chỉ sở hữu vẻ đẹp của gỗ tự nhiên mà còn khắc phục được một số nhược điểm như mối mọt, cháy, cong vênh.

Tấm Xi Măng Vẫn Gỗ Là Vật Liệu Làm Trần Nhà Chống Mối Mọt
Tấm Xi Măng Vẫn Gỗ Là Vật Liệu Làm Trần Nhà Chống Mối Mọt

Thành phần chính của loại tấm trần này là xi măng, cát siêu mịn và sợi cellulose được chế tạo trên dây truyền công nghệ hiện đại mang lại những tính chất chịu nhiệt, chống ẩm tuyệt vời, đặc biệt là khí hậu của khu vực Đông Nam Á. Loại vật liệu này thích hợp với mọi không gian từ bình dân đến sang trọng. Tuy nhiên, chi phí vật liệu và thi công khá cao nên gia chủ nên cân nhắc.

Mỗi loại vật liệu sẽ có những ưu nhược điểm riêng. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế và yêu cầu của trần nhà mà lựa chọn loại vật liệu thích hợp. Hi vọng rằng, với những chia sẻ về các loại vật liệu làm trần nhà phổ biến ở trên của Luca Group, gia chủ sẽ có thêm những thông tin hữu ích để có lựa chọn phù hợp nhất.

Xem Thêm: Tìm Hiểu Về Phào Chỉ Trần Nhà Xi Măng Năm 2024

BÀI VIẾT LIÊN QUAN